Tuy sinh sau đẻ muộn hơn nhiều nền tảng khác nhưng Laravel đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình. Nó dần trở thành một open source framework được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy bạn có biết Laravel là gì? Những yếu tố nào đã khiến cho nền tảng này phát triển vượt bậc như vậy? Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin chia sẻ tổng hợp sau đây để hiểu hơn về nền tảng này.
Mục Lục
- 1 Laravel Là Gì?
- 2 Tại sao nên sử dụng Laravel?
- 3 Những Ưu Điểm Của Laravel
- 3.1 Hệ thống bảo mật tốt
- 3.2 Tốc độ thực thi nhanh chóng
- 3.3 Dễ dàng xử lý lỗi ngoại lệ và cấu hình
- 3.4 Có khả năng kiểm tra công việc một cách tự động hóa
- 3.5 Có khả năng phân chia thiết kế bố cục HTML dễ dàng
- 3.6 Cấu hình định tuyến URL đơn giản
- 3.7 Có khả năng truy cập cho các thư viện hướng đối tượng
- 3.8 Laravel có khả năng di chuyển cơ sở dữ liệu hoàn hảo
- 4 Hướng Dẫn Cài Đặt Laravel Đơn Giản – Chính Xác – Nhanh Chóng
Laravel Là Gì?
Laravel được phát triển bởi Taylor Otwell, ra mắt lần đầu vào tháng 4/2011 theo giấy phép MIT. Đây là một nền tảng mã nguồn mở miễn phí (open source framework) của ngôn ngữ lập trình PHP.
Laravel là gì?
Từ khi ra mắt chính thức, framework này chỉ mất 4 tháng để trở thành project được theo dõi nhiều nhất trên Github (nơi lưu trữ source code của Laravel). Chưa dừng lại đó, vị thế của nền tảng này còn được khẳng định với vị trí số 1 trong danh sách PHP framework phổ biến nhất trong năm 2015.
Mục tiêu chủ yếu của framework này là giúp phát triển những ứng dụng web đi theo cấu trúc MVC. Với MVC là mẫu kiến trúc phần mềm dùng để phát triển giao diện người dùng trên máy tính và phân chia logic chương trình thành 3 phần gồm Model + View + Controller.
- Model: những class có khả năng thực thi trực tiếp xuống DBMS (dự liệu).
- View: Dựa theo những nhu cầu của người điều khiển (user) mà mô hình Views sẽ hiển thị dữ liệu (theo các dạng như HTML,v.v…) trên trình duyệt dựa vào liên kết với Model.
- Controller: là phần cốt lõi, thực thi các yêu cầu của người dùng để điều chỉnh trang web.
Khi tìm hiểu về câu hỏi Laravel là gì chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về Framework. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về khái niệm này.
Hiểu một cách đơn giản, có thể coi Framework như những hình khối cơ bản để chúng ta có thể tận dụng và lắp ráp nên mô hình mong muốn thay vì phải tự làm nên từng phần nhỏ của nó. Như vậy, đây chính là thuật ngữ chỉ những thư viện các lớp dữ liệu đã được hoàn thiện, xây dựng sẵn, tạo thành bộ khung để các lập trình viên có thể sử dụng để ứng dụng vào việc nghiên cứu, phát triển phần mềm.
Bạn đọc tham khảo thêm: VueJS Là Gì? Những Điểm Đặc Biệt Trong Framework VueJS
Tại sao nên sử dụng Laravel?
Sở dĩ bạn được khuyên nên sử dụng Laravel là vì nó cố gắng giải quyết các vấn đề bằng cách giảm bớt các tác vụ phổ biến được sử dụng trong phần lớn các dự án web, chẳng hạn như xác thực, định tuyến, phiên và bộ nhớ đệm.
Nền tảng này nhằm mục đích làm cho nhà đầu tư hài lòng với quá trình phát triển web, với lập trình viên mà không phải hy sinh chức năng ứng dụng. Các lập trình viên có thể tạo ra những mã code tốt nhất. Để đạt được mục tiêu này, Laravel đã kết hợp những gì tốt nhất trong các khung công tác web khác. Nó bao gồm các khung công tác được triển khai bằng các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như Ruby on Rails, ASP.NET MVC và Sinatra.
Laravel cho khả năng truy cập mạnh mẽ, cung cấp các công cụ mạnh mẽ cần thiết cho các ứng dụng lớn. Nó cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để xây dựng bất kỳ ứng dụng nào.
Những Ưu Điểm Của Laravel
Laravel được dùng vào nhiều công việc khác nhau
Hệ thống bảo mật tốt
Laravel sử dụng hệ thống ủy quyền và gán quyền truy cập được yêu cầu cho người sở hữu Web. Điều này giúp bảo mật, từ chối quyền truy cập trái phép đối với những tài nguyên quan trọng.
Hệ thống PDO giúp cho ứng dụng Web của bạn chống lại việc tấn công của SQL, các hành vi vi phạm tường lửa hệ thống và giả mạo yêu cầu chéo trang web.
Ngoài ra, hệ thống của Laravel cũng có tích hợp email, gửi thông báo cho người dùng về việc đăng nhập thành công cũng như những hoạt động quan trọng trên Web.
Tốc độ thực thi nhanh chóng
Laravel tích hợp bộ nhớ đệm hỗ trợ có tên là Memcached và Redis giúp cho hiệu suất back-end của ứng dụng Web trở nên nhanh chóng.
Dễ dàng xử lý lỗi ngoại lệ và cấu hình
Trải nghiệm của người dùng sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều khi có hệ thống xử lý ngoại lệ.
Ví dụ khi bạn nhập thông tin dữ liệu hoàn tất nhưng lại nhận được thông báo lỗi như dòng xác nhận không đúng, cần tối đa 10 chữ số, cần nhập vừa có số – chữ – ký tự đặc biệt,v.v… Lúc này người dùng sẽ cảm thấy khá phiền và tốn thời gian để nhập lại.
Theo đó, Laravel đã cấu hình lỗi và cơ chế xử lý ngoại lệ là điều kiện tiên quyết, ngoài ra còn tích hợp thêm thư viện nhật ký Monolog. Sự kết hợp này mang tới sự hài lòng, trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng đối với các lỗi ngoại lệ, cấu hình.
Bạn đọc tham khảo thêm: NodeJS Là gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Về NodeJS.
Có khả năng kiểm tra công việc một cách tự động hóa
Một trong những ưu điểm của Laravel đó là khả năng kiểm thử tự động hóa hoạt động Web thay vì thủ công. Việc này sẽ giúp cho việc kiểm tra trở nên nhanh chóng cũng như chi tiết hơn.
Theo đó, framework này cung cấp chức năng thử nghiệm tích hợp PHPUnit. Nó bao gồm tệp phpunit.xml được thiết lập cho ứng dụng. Hệ thống này yêu cầu yêu cầu kiểm tra đầu ra cho bất kỳ ứng dụng nào, tức là điền biểu mẫu tương ứng khi người dùng nhấp vào liên kết.
Có khả năng phân chia thiết kế bố cục HTML dễ dàng
Bởi vì Laravel hỗ trợ MVC (Model – View – Controller) cho nên việc phân tách logic và biểu thức vốn dĩ đã được thực hiện. Do đó, người lập trình có khả năng thay đổi giao diện trang web trong thời gian ngắn mà không cần tương tác với nhà phát triển.
Cấu hình định tuyến URL đơn giản
URL là một phần cực kỳ quan trọng cho bất kỳ ứng dụng web nào. Nếu như định tuyến URL của chúng ta mà dẫn tới một bài viết, biểu mẫu hoặc mô tả trống, hoàn toàn không có gì thì người dùng sẽ đánh giá trải nghiệm kém và khả năng quay lại là cực kỳ thấp.
Tuy nhiên, điều này sẽ không diễn ra đối với lập trình Laravel bởi nhờ cấu hình tệp sẵn được xác định trong tệp app/Http/Rout.php.
Có khả năng truy cập cho các thư viện hướng đối tượng
Nếu tìm hiểu kỹ về Laravel là gì, chắc hẳn bạn cũng biết rằng framework này tích hợp việc so sánh nhiều khung của PHP cho nên nằm trong danh sách các thư viện hướng đối tượng.
Những thư viện hướng đối tượng của Laravel có thể đề cập nổi bật bao gồm:
- Các hoạt động CSRF.
- Protection (bảo vệ).
- Encryption (mã hóa).
- Bcrypt hosting (lưu trữ Bcrypt).
- Password reset (cài lại mật khẩu)
Laravel có khả năng di chuyển cơ sở dữ liệu hoàn hảo
Nhờ vào cơ chế di chuyển cơ sở dữ liệu của framework này mà các nhà phát triển có thể đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu giữa các máy chủ để phát triển.
Hướng Dẫn Cài Đặt Laravel Đơn Giản – Chính Xác – Nhanh Chóng
Laravel – một trong những framework tốt nhất hiện nay
Yêu cầu của hệ thống khi cài đặt Laravel
Đối với bất kỳ lập trình viên nào thì việc cần thiết sau khi tìm hiểu Laravel là gì đó phải là cách cài đặt được PHP framework này.
Trước tiên, ta cần đảm bảo hệ thống của mình có đầy đủ những tiêu chuẩn như sau:
- PHP phiên bản từ 5.5.9 trở lên.
- Có một trong các phần mềm tạo Webserver như Wamp, Ampps, Openserver đối với hệ điều hành Windows.
- Cài đặt bổ sung: OpenSSL PHP Extension, PDO PHP Extension, Mbstring PHP Extension, Tokenizer PHP Extension.
Công cụ quản lý Composer
Các thư viện của PHP cần được quản lý bởi Composer. Vì vậy, đây là công cụ cực kỳ cần thiết trước khi cài đặt Laravel.
Bạn có thể tải trực tiếp file cài đặt Composer tại trang chủ theo đường link: https://getcomposer.org/download/. Các bước cài đặt như sau
- Click chuột vào file vừa tải về và chọn “Next” để cài đặt. Trong trường hợp xuất hiện lỗi thì vẫn click “Next” để tiếp tục cài.
- Tại ô “Select Destination Location” bạn có thể giữ nguyên hoặc chọn “Browse…” để lựa chọn vị trí cài đặt.
- Click “Next” để xác nhận vị trí file thực thi PHP.
- Tại bảng “Proxy Settings” thì chúng ta sẽ bỏ trống và click “Next”.
- Click vào “Install” để tiến hành cài đặt.
- Tại hộp “Information” Click chọn “Next” để xác nhận thông tin hướng dẫn.
- Sau cùng hãy chọn “Finish” để kết thúc quá trình cài đặt.
Các bước cài đặt Laravel
Một trong những ưu điểm của Laravel đó chính là khả năng cài đặt khá đơn giản. Trong đó, có hai cách chủ yếu như sau:
Cài đặt Laravel thông qua Laravel Installer
Bước 1: Tại Terminal cmd (hoặc Git Bash) bạn thực hiện dòng lệnh:
composer global require “laravel/installer”
Bước 2: Chọn đường dẫn
Đối với Windows thì đó là “%appdata%\Composer\vendor\bin”.
Đối với Ubuntu hoặc macOS thì đó là “~/.composer/vendor/bin”.
Bước 3: Chọn di chuyển vào folder “htdocs” trong XAMPP.
Tiếp tục mở cửa sổ lệnh và thực hiện: laravel new blog
Lưu ý: Đối với nền tảng Windows thì bạn mở bằng cách nhấn Shift và chuột phải rồi chọn Git Bash Here (hoặc Command Window Here).
Bạn có thể thay thế “blog” bằng một tên của thư mục mà mình đang thực hiện.
Cài đặt thông qua Composer:
Tương tự như cách trên nhưng đơn giản hơn rất nhiều.
Bước 1:
Di chuyển vào folder “htdocs” trong XAMPP.
Bước 2:
Chọn mở một cửa sổ lệnh mới và nhập vào dòng sau:
composer create-project –prefer-dist laravel/laravel blog
Tất nhiên, “blog” vẫn là tên thư mục mà bạn đang thực hiện.
Trên đây là những thông tin tổng hợp cơ bản nhất về Laravel và cách cài đặt Laravel chính xác. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc Laravel là gì, đồng thời có nhiều kiến thức để có thể phát triển nhiều ứng dụng hoàn hảo.