Nghề IT (Information Technology) là một ngành nghề có nhiều sự cạnh tranh, nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay. Mỗi lập trình viên, nhà phát triển web sẽ đảm nhận những hạng mục khác nhau tùy theo khả năng của bản thân và nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, tất cả các hạng mục đều sẽ được vận hành dưới sự giám sát của một Full-Stack Developer. Vậy bạn có biết Full-Stack Developer là gì hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về định nghĩa, vai trò của một Full-Stack Developer trong thông tin tổng hợp sau đây.
Mục Lục
Full-Stack Developer là gì? Cơ chế làm việc của Full-Stack Developer
Trong một trang web thường có 2 phần. Đó là Front end – những cái mà người dùng có thể nhìn thấy được trên website. Và Back end – cái mà người dùng không thể nhìn thấy. Để cho một trang web có thể thu hút người dùng, vận hành nhanh chóng thì chúng ta cần phát triển cả Front end và Back end. Thường sẽ có những lập trình viên phụ trách riêng từng mảng này.
Nhưng một Full-Stack Developer có khả năng bao quát toàn bộ vận hành của cả hệ thống. Họ sẽ phụ trách cả phần front-end lẫn back-end của hệ thống. Nói một cách đơn giản thì, Full-Stack Developer là người nắm vững nhiều kỹ năng và sử dụng kỹ năng này để hoàn thành sản phẩm một cách độc lập.
Full-Stack Developer là gì?
Họ có thể xử lý tất cả các công việc của cơ sở dữ liệu, máy chủ, kỹ thuật hệ thống và máy khách.
Như một “sếp lớn’’ trong ngành, họ có khả năng tư duy logic cao để phân tích và thiết kế mà vẫn có thể ứng biến linh hoạt với CSS để tối ưu hoá sản phẩm.
Bạn đọc tham khảo thêm: Một số lưu ý khi bạn học lập trình Android cơ bản
Tại sao Full-Stack Developer lại có giá trị đến như vậy?
Làm sao để thành Full-Stack Developer có lẽ đang là một câu hỏi, một đề tài nóng nhất trong các cuộc thảo luận cho các nhà phát triển. Full-Stack Developer đã trở thành một xu hướng công việc mới mà hầu như các lập trình viên nào cũng muốn trở thành. Điều gì đã tạo nên sức hút và giá trị của họ?
Giá trị của Full-Stack Developer nằm ở chỗ họ có sự hiểu biết về nhiều thành phần khác nhau trong hệ thống. Khi được yêu cầu, Full-Stack Developer có thể tạo ra một thiết kế nguyên mẫu rất nhanh chóng trong phạm vi kỹ thuật sâu rộng của họ. Họ có góc nhìn bao quát và suy nghĩ tổng thể. Vì là người nắm vững nhiều khía cạnh nên họ nhạy cảm với kỹ thuật và sản phẩm.
Full-Stack Developer là gì? Tại sao Full-Stack Developer lại có giá trị đến như vậy?
Ở một mặt khác, Full-Stack Developer có thể giảm thiểu thời gian và chi phí kỹ thuật trong truyền thông nội bộ, lắp ghép công nghệ. Do Full-Stack Developer có khả năng làm việc độc lập nên nhiều người trong số họ trở thành doanh nhân hoặc đối tác kỹ thuật trong các công ty khởi nghiệp với quỹ tiền hạn chế và chỉ cần xây dựng MVP.
Full stack là sự kết hợp của cả front end và back end
Điều kiện trở thành một Full-Stack Developer
Xây dựng một ứng dụng thì cần có khá nhiều thời gian và kỹ năng. Vậy nên một Full-Stack Developer cần có đầy đủ tất cả các kiến thức và khả năng cho các khía cạnh liên quan đến việc xây dựng và phát triển ứng dụng. Điều kiện để trở thành một Full-Stack Developer
Hiểu rõ công nghệ Frontend
Full-Stack Developer phải thành thạo các công nghệ ngoại vi thiết yếu như HTML5 CSS3, JavaScript, cần có kiến thức về các thư viện của bên thứ 3 như jQuery, LESS, Angular và React JS
Biết về các ngôn ngữ phát triển
Full-Stack Developer nên biết ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình phía máy chủ như Java, Python, Ruby, .NET,…
Cơ sở dữ liệu và bộ đệm
Có những kiến thức khác nhau về bộ đệm DBMS như; MySQL, MongoDB, Oracle, SQL Server là một nhu cầu quan trọng khác của Full-Stack Developer. Kiến thức về các cơ chế lưu trữ như varnish, Memcached, Redis cũng là một lợi thế để học tập
Khả năng thiết kế cơ bản
Để trở thành một Full-Stack Developer thành công, kiến thức về thiết kế nguyên mẫu cơ bản và thiết kế UI/UX cũng được khuyến khích bạn nắm vững.
Máy chủ
Tiếp xúc với việc xử lý các máy chủ Apache hoặc nginx là một trong những bước để trở thành Full-Stack Developer. Một nền tảng tốt trong Linux giúp rất nhiều trong việc quản lý máy chủ.
Hệ thống kiểm soát phiên bản (VCS)
Một hệ thống kiểm soát phiên bản cho phép các Full-Stack Developer theo dõi tất cả các thay đổi thực hiện trong cơ sở mã. Kiến thức về Git giúp các Full-Stack Developer hiểu cách lấy mã mới nhất, cập nhật các phần của mã, thay đổi mã của các nhà phát triển khác mà không phá vỡ mọi thứ
Một người lập trình Full stack cần rất nhiều kỹ năng
Làm việc với API (REST & SOAP)
Kiến thức về API hoặc là các dịch vụ web cũng rất quan trọng đối với các Full-Stack Developer như kiến thức về sáng tạo và tiêu thụ dịch vụ REST và SOAP.
Những điều cần thiết khác
- Khả năng viết bài kiểm tra đơn vị chất lượng
- Full-Stack Developer cần có một sự hiểu biết đầy đủ về các quy trình tự động để xây dựng thử nghiệm, tài liệu và triển khai nó ở quy mô.
- Full-Stack Developer cần có những nhận thức thêm về bảo mật là rất quan trọng vì mỗi lớp đều có những lỗ hổng riêng.
- Thuật toán và Cấu trúc dữ liệu là kỹ năng cơ bản mà một Full-Stack Developer cần biết.
Kiến thức về Software Stack
Software Stack là tập hợp các chương trình bao gồm hệ điều hành và ứng dụng được sử dụng để cùng nhau tạo ra một kết quả cụ thể. Ví dụ như Software Stack điện thoại thông minh bao gồm HĐH cùng với ứng dụng điện thoại, trình duyệt web và ứng dụng mặc định. Có một vài Software Stack phổ biến mà bạn có thể học hỏi phục vụ cho mục tiêu nghề nghiệp, dự án và yêu cầu của công ty như:
- LAM Stack là một mô hình được sử dụng rộng rãi cho các dịch vụ web
- MERN Stack là một tập hợp các công nghệ dựa trên JavaScript
- MEAN Stack đang ngày càng trở thành một xu hướng sử dụng phát triển ứng dụng
Bạn đọc tham khảo thêm: Prototype Javascript là gì? Tại sao nên sử dụng Prototype trong Javascript?
Các hoạt động của một Full-Stack Developer
Full-Stack Developer là một người khá toàn năng nên khi bạn trở thành Full-Stack Developer bạn có thể tham gia các hoạt động sau:
- Dịch các yêu cầu của người dùng và kiến trúc tổng thể và triển khai hệ thống mới
- Quản lý dự án và phối hợp với khách hàng
- Viết mã phụ trở
- Viết mã đầu cuối HTML và JavaScript được tối ưu hoá
- Hiểu, tạo và gỡ lỗi các truy vấn liên quan đến cơ sở dữ liệu
- Tạo mã kiểm tra để xác nhận các ứng dụng chống lại yêu cầu của khách hàng
- Giám sát hiệu suất của các ứng dụng và cơ sở hạ tầng web
- Khắc phục sự cố ứng dụng web với tốc độ phân giải nhanh và chính xác
Sự hấp dẫn của công việc Full-Stack Developer
Nhiều nhà lập trình cố gắng để trở thành một Full-Stack Developer thành công. Nhiều người sẽ thắc mắc Full-Stack Developer thật sự tốt đến như vậy? Sự hấp dẫn của ngành nghề này được thể hiện ở sự cần thiết của các công ty. Để trở thành một Full-Stack Developer, bạn phải có rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng làm việc. Vậy nên giá để thuê một Full-Stack Developer là không hề nhỏ. Full-Stack Developer là một nghề dễ tìm được việc làm vì bất kì một công ty khởi nghiệp nào cũng thật sự cần một Full-Stack Developer. Hơn thế nữa, vì Full-Stack Developer là một người có cái nhìn tổng quát và làm việc độc lập nên cơ hội thăng tiến và khả năng thành công là rất cao.
Một Full stack developer rất đa năng
Ngành gì cũng có mặt ưu điểm và nhược điểm, Full-Stack Developer cũng không ngoại lệ. Chính vì sự phát triển công nghệ theo chiều ngang nên một Full-Stack Developer không thể là chuyên gia trong một kỹ năng cụ thể. Full-Stack Developer biết rất nhiều nhưng mỗi thứ chỉ biết một chút thì rất khó khăn khi làm việc trong một môi trường lớn hơn và phát triển hơn.
Trở thành một Full-Stack Developer là cả một chặng đường rất dài. Tài nguyên để bạn phát triển có rất nhiều, rất nhiều phương pháp khác nhau và dễ dàng tìm kiếm. Mẹo đầu tiên giúp bạn là hãy xác định đúng hướng đi và phương pháp học tốt nhất, phù hợp nhất cho mình.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về Full-Stack Developer là gì . Full-Stack Developer có thể cung cấp cho bạn sự tự do sáng tạo trong quá trình phát triển phần mềm, trang web của bạn mà không cần phải chờ các lập trình khác thực hiện công việc của họ.Bạn sẽ thành bậc thầy hay một mảnh ghép? Điều đó phụ thuộc sự nỗ lực của bạn!