Nhận thấy quá trình phát triển phần mềm truyền thống còn tồn tại những hạn chế. Chính vì vậy, mà CI CD được ra đời nhằm khắc phục những khiếm khuyết đó. Vậy CI CD là gì? chúng có quan hệ như thế nào và những lợi ích từ việc sử dụng CI CD ra sao?,… Tất cả những nghi vấn này sẽ được giải đáp ngay trong phần thông tin sau đây.
CI CD là gì?
Quá trình phát triển một phần mềm SDLC – Software Development Life Cycle thường sẽ diễn ra gồm có 6 quá trình cụ thể. Đó chính là Lập kế hoạch – Triển khai kế hoạch – Kiểm tra – Thiết lập thông tin – Bảo trì – Duy trì. Mô hình SDLC đã được sử dụng trong rất nhiều năm nhờ có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên dòng thời gian trôi đi, khoa học phát triển khiến cho mô hình này xuất hiện nhiều hạn chế. Mà tiêu biểu nhất chính là khía cạnh tốc độ và tự động hóa bị yếu thế.
Lúc này mô hình mới CICD được ra đời đã khắc phục được hai yếu điểm lớn nhất của SDLC. Vậy CI CD là gì?
ĐỊnh nghĩa CICD là gì?
CI là gì?
CI là từ viết tắt của Continuous integration. Hay có nghĩa là tích hợp liên tục. Nó là một phương pháp mã hóa phần mềm nhằm thúc đẩy các nhóm phát triển thực hiện các thay đổi liên tục. Đồng thời cho phép các nhà phát triển phần mềm tích hợp các mã vào kho lưu trữ kiểm soát ban đầu. Bởi vì hầu hết các ứng dụng hiện đại hiện nay đều yêu cầu phát triển mã trong nhiều nền tảng và công cụ khác nhau. Cho nên nhóm cần một cơ chế để tích hợp và xác nhận các thay đổi của nó.
CI luôn đề cập đến tích hợp liên tục. Đây là một quá trình tự động hóa cho các nhà phát triển. CI có nghĩa là quá trình thường xuyên thay đổi, xây dựng các mã mới cho ứng dụng. Chúng được thử nghiệm và hợp nhất vào một kho lưu trữ và được chia sẻ trong suốt thời gian làm việc. Đó là một giải pháp hữu ích cho các ứng dụng có quá nhiều nhiều nhánh được phát triển cùng một lúc có thể xung đột với nhau.
Khi mã mới được hợp nhất vào kho lưu trữ thì một bản dựng mới sẽ được kích hoạt. Bản dựng sẽ được chạy thử tự động để đảm bảo không có gì bị hỏng khi mà quá trình xây dựng hoàn tất. Sự tích hợp mã này diễn ra liên tục. Mỗi khi nhà phát triển tiến hành kiểm tra các thay đổi vào kho lưu trữ kiểm soát thì chúng tự động xác minh mã. Do đó, các vấn đề sẽ sớm được phát hiện.
Mục tiêu của CI theo InfoWorld chính là thiết lập một cách nhất quán và tự động. Từ đó nhằm xây dựng, đóng gói và tiến hành kiểm tra các ứng dụng, giúp chất lượng phần mềm tốt hơn. Chúng còn giúp cải thiện chất lượng phần mềm và làm giảm rủi ro.
CI – Tích hợp liên tục
CI là phần đầu tiên của mô hình CI/CD. Tích hợp liên tục CI giúp cho các nhà phát triển phần mềm dễ dàng hợp nhất các thay đổi mã của họ lại. Từ đó trở thành một nhánh chung có thể chia sẻ hoặc bổ sung thường xuyên, thậm chí là bổ sung hàng ngày. CI cho khả năng đảm bảo rằng mỗi khi thực hiện tích hợp, các trường hợp kiểm tra thử nghiệm được xác định trước sẽ được thực hiện để đảm bảo cho mã đó không phá vỡ hệ thống cũng như môi trường trường hiện có.
Bạn đọc tham khảo thêm: Functional Programming là gì? Sự khác nhau giữa lập trình hàm và lập trình đối tượng
CD là gì?
CD là từ viết tắt của Continuous Deployment hoặc Continuous Delivery. Hay chúng ta có thể hiểu là triển khai liên tục hoặc phân phối liên tục.
Đối với CD trong triển khai liên tục (Continuous Deployment) thì chúng có quan hệ rất mật thiết với CI. CD này có thể giúp cho quá trình triển khai ứng dụng được diễn ra trong bất cứ thời điểm nào. Thậm chí là tự động tạo ra một phiên bản mới trên môi trường test hoặc là quá trình sản xuất. Với điều kiện là nếu bản xây dựng có thể vượt qua được tất cả các nút trước đó. Với phương pháp này, nếu xảy ra lỗi trong quá trình xây dựng thì nhà phát triển sẽ dễ dàng xác định được lỗi xảy ra ở đâu. Từ đó có biện pháp sửa lỗi một cách hiệu quả hơn.
Còn đối với CD trong phân phối liên tục thì tương tự như triển khai tương tự vậy. Dự án của bạn có thể triển khai ở bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn có nghĩa là ứng dụng có thể được triển khai một cách an toàn nhất tại môi trường production . Vì thông thường trong cấu hình ứng dụng giữa môi trường production và test sẽ có sự khác biệt. Do vậy mà CD sẽ dừng lại và không thể thực hiện triển khai lên môi trường production.
CD thường được hiểu theo hai nghĩa : triển khai liên tục hoặc phân phối liên tục.
Mối quan hệ giữa CI và CD
CICD là một phương pháp thường xuyên cung cấp ứng dụng cho khách hàng bằng cách đưa tự động hóa vào các giai đoạn phát triển ứng dụng. Các khái niệm chính được gán cho CICD là tích hợp liên tục, phân phối liên tục và triển khai liên tục. CICD là một giải pháp cho các vấn đề tích hợp mã mới có thể gây ra cho các nhóm phát triển và hoạt động.
Cụ thể, CI CD giới thiệu tính năng tự động hóa liên tục và giám sát liên tục trong suốt vòng đời của ứng dụng. Từ giai đoạn tích hợp và thử nghiệm đến phân phối và triển khai. Tổng hợp lại, các phương pháp kết nối này thường được gọi là ” đường dẫn CICD “. Chúng được hỗ trợ bởi các nhóm phát triển và hoạt động làm việc cùng nhau theo cách nhanh nhẹn với phương pháp tiếp cận DevOps hoặc SRE.
CI và CD có mối quan hệ mật thiết với nhau
Một số lợi ích của CI CD là gì?
Sở dĩ mà CI CD được ưa chuộng như hiện nay là vì chúng mang trong mình nhiều lợi ích, cụ thể như sau:
Sự thay đổi code nhỏ
Một lợi ích vô cùng lớn của CICD là nó cho phép bạn tích hợp các đoạn mã nhỏ cùng một lúc. Những thay đổi mã này đơn giản và dễ xử lý hơn so với những đoạn mã khổng lồ. Do đó, có ít vấn đề cần được sửa chữa, thay đổi sau này.
Những sự thay đổi mã nhỏ này có thể được kiểm tra ngay khi chúng được tích hợp vào kho mã. Từ đó cho phép các nhà phát triển nhận ra một vấn đề trước khi có quá nhiều công việc được hoàn thành sau đó. Điều này thực sự hiệu quả đối với các nhóm phát triển lớn, những người làm việc từ xa cũng như những người làm việc nội bộ vì giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm có thể khó khăn.
Cô lập lỗi hiệu quả
Cô lập lỗi đề cập đến việc thiết kế hệ thống sao cho khi lỗi xảy ra, các kết quả tiêu cực bị giới hạn trong một phạm vi nhất định. Việc hạn chế phạm vi của các vấn đề làm giảm khả năng hư hỏng và giúp hệ thống dễ bảo trì hơn.
Thiết kế hệ thống của bạn với CI CD đảm bảo rằng việc cách ly lỗi được phát hiện nhanh hơn và dễ thực hiện hơn. Do đó, hậu quả của lỗi xuất hiện trong ứng dụng được giới hạn trong phạm vi.
Bạn đọc tham khảo thêm: Websocket Là Gì -Những Thông Tin Bổ Ích Nhất Hiện Nay
Kiểm tra có độ tin cậy cao
Sử dụng CI CD giúp độ tin cậy của quá trình kiểm tra được cải thiện. Từ đó cho phép tiến hành các kiểm tra chính xác hơn. Độ tin cậy kiểm tra trong CI CD cũng có thể được coi là liên tục.
CICD có nhiều lợi ích
Khả năng tự giải quyết các lỗi nhỏ
Việc kết hợp Liên tục tích hợp, liên tục triển khai, liên tục phân phối vào quy trình phát triển của tổ chức của bạn làm giảm số lượng các khiếm khuyết nhỏ trong công việc tồn đọng của bạn. Những lỗi nhỏ này được phát hiện trước khi sản xuất và sửa chữa trước khi đưa ra thị trường cho người dùng cuối.
Lợi ích của việc giải quyết các lỗi trước thời hạn là rất nhiều. Ví dụ: các nhà phát triển sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các vấn đề lớn hơn. Có nhiều thời gian để cải thiện hệ thống, có thể tìm ra các vấn đề lớn hơn trước khi được phát hành. Một lợi ích khác là giữ cho khách hàng của bạn hài lòng bằng cách ngăn họ phát hiện ra nhiều lỗi trong sản phẩm của bạn.
Tăng tính minh bạch và trách nhiệm của nhóm
CICD là một cách tuyệt vời để nhận được phản hồi liên tục không chỉ từ khách hàng mà còn từ nhóm của chính bạn. Điều này làm tăng tính minh bạch của mọi vấn đề trong nhóm và khuyến khích trách nhiệm giải trình có trách nhiệm.
Cả CI và CD đều cung cấp phản hồi nhanh chóng, cho phép bạn cải tiến đều đặn và liên tục sản phẩm của mình.
Giảm chi phí
Tự động hóa trong đường dẫn CICD làm giảm số lượng lỗi có thể xảy ra trong nhiều bước lặp đi lặp lại của CI và CD. Việc này cũng giải phóng thời gian của nhà phát triển có thể dành cho việc phát triển sản phẩm. Từ đó giảm được chi phí sửa chữa lỗi.
Bảo trì và cập nhật dễ dàng
Bảo trì và cập nhật là một phần quan trọng để tạo ra một sản phẩm tuyệt vời. Điểm đặc biệt trong quy trình CI CD là thực hiện bảo trì trong khoảng thời gian ngừng hoạt động. Hay chúng ta còn có thể hiểu đó là thời gian không quan trọng. Điều này sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống trong “giờ cao điểm”.
Trên đây là những thông tin khái lược nhất về CI CD là gì? cũng như tổng hợp chung nhất về phương pháp này. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với quý vị trong thực tiễn cuộc sống.